Kinh nghiệm và Đề thi công chức Thuế năm 2019 khu vực phía Nam


Về cơ bản, cách thức và quy chế thi tuyển công chức năm 2020 không thay đổi so với kỳ thi tuyển năm 2019 khu vực phía nam (xem tại đây), năm nay không thi môn tin học. Vì vậy bài viết, các anh chị thi năm trước trúng tuyển đạt điểm cao sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu trong quá trình ôn thi và làm bài thi. Chúc các bạn tham gia kỳ thi năm 2020 có nhiều kết quả tốt và không quên chia sẻ những tài liệu năm nay cho admin.

I. Về Đề thi tuyển công chức năm 2019 khu vực phía Nam

Môn Thuế - Ngạch cán sự 2019

Đáp án Câu 4 bài tập lớn


Môn Kiến thức chung - Ngạch chuyên viên, Kiểm tra viên, Công nghệ thông tin


Môn Thuế - Ngạch chuyên viên, Kiểm tra viên (Đề chẵn)


Môn Thuế - Ngạch chuyên viên và kiểm tra (Đề lẻ)

II. Kinh nghiệm làm bài thi điểm cao

Mình là thí sinh đã đỗ công chức Thuế năm 2019 và hiện đang công tác trong ngành Thuế.

Năm nay chỉ tiêu tuyển dụng công chức Thuế là khá lớn ở khắp các tỉnh thành, có thể đây là đợt ngành thuế bổ sung lực lượng cho nhiệm kỳ 5 năm tới. Vì TCT đang chủ trương tổ chức sắp xếp lại bộ máy hướng tới tinh giản, ổn định & hiệu quả. Và chu kỳ tuyển dụng sẽ kéo giãn ra 5 năm/lần thay vì 2-3 năm/lần như trước.

Để vào được ngành Thuế không phải là gì cao siêu như các bạn nghĩ, một người bình thường không phải COCC hoàn toàn có thể đỗ bằng năng lực của mình nhé. Chỉ cần các bạn có quyết tâm cao, bắt tay vào học một cách nghiêm túc và khoa học thì chắc chắn sẽ thành công. Sau đây, mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm của mình và nhiều anh/chị khác chia sẻ:

Mình khuyên các bạn đừng tập trung quá vào những tỉnh, thành phố phát triển, có số thu ngân sách lớn và chỉ tiêu nhiều như TP. HCM, Hà Nội. Đà Nẵng, Hải Phòng… Vì những địa phương đó thường có tỷ lệ chọi rất cao và khả năng gặp COCC cũng lớn, kể cả không có COCC thì nhân tài tập trung về đó cũng rất nhiều. Mình cứ chọn những tỉnh thành nào có chỉ tiêu vừa phải, không nhất thiết phải gần nhà vì cơ bản mới vào thì công việc và lương cũng như nhau, đừng nghĩ tới chuyện này kia, mới vào thì ở đâu cũng như nhau thôi, cứ công tác một thời gian khi nào có điều kiện về mối quan hệ và tiền bạc mình chuyển về sau. Cái chính cứ phải biên chế vào ngành đã rồi tính tiếp.

1. Đối với môn Thuế chuyên ngành

Trước đây môn chuyên ngành được chia làm 2 lần thi trắc nghiệm & tự luận, thì năm 2019 thí sinh chỉ còn thi môn tự luận. Và đương nhiên môn này quyết định bạn đậu hay rớt, tổng điểm để xác định người trúng tuyển chính bằng điểm môn chuyên ngành (thay vì trước đây tổng điểm gồm môn kiến thức chung, chuyên ngành trắc nghiệm, chuyên ngành viết x 2 lần)

Vòng 2 chỉ thi mỗi môn chuyên ngành nên bạn không phải phân tâm trí não cho cùng lúc 3 môn như trước. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa vòng 1 và vòng 2 đợt 2019 vừa rồi chính xác chỉ có 10 ngày. Nên mình khuyên các bạn nếu đã quyết tâm thì hãy dành thời gian ôn dần và đều 3 môn cùng lúc.

Trọng tâm của đề thi môn chuyên ngành tập trung vào Luật Quản Lý Thuế, Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (chủ yếu dạng bài tập), Thuế GTGT, Thuế thu nhập cá nhân

Bản thân mình đánh giá đề thi đợt 2019 vừa rồi phân bổ khá đều ở các sắc thuế và khá dễ. Tuy nhiên, chỉ tiêu có hạn và lấy từ cao xuống thấp, nên việc cạnh tranh khốc liệt phần lớn nằm ở các câu hỏi mở (có 2 câu) và không cho phép bạn mắc sai lầm ở các câu hỏi kiếm điểm (bài tập & câu hỏi lý thuyết về luật).

Mình chia sẻ trước về phần câu hỏi kiếm điểm nhé, đối với các câu hỏi lý thuyết. Mình khuyên bạn chỉ nên học Luật, thậm chí học thuộc lòng. Sau đó, mở rộng ra sử dụng nghị định, thông tư để hiểu và làm bài tập.

Mình nhắc lại lần nữa là chỉ nên học thuộc lòng Luật. Vì đa phần các câu hỏi trong đề thi đòi hỏi bạn trích dẫn từ luật. Nếu bạn làm tốt bạn đã nắm chắc trong tay 30 điểm rồi nhé!

Mình thấy nhiều bạn băn khoăn về cách trình bày bài chuyên ngành. Mình xin đi vào chi tiết một số ý sau (khoe 1 tí, kỳ thi năm 2019 KV phia Nam mình đạt 95 điểm môn thuế chuyên ngành):

Có cần trích dẫn điều, khoản, điểm?

Câu trả lời là KHÔNG. Mình không trích bất cứ điều, khoản, điểm nào mà chỉ viết: "Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành, các hành vi vi phạm thủ tục thuế bao gồm:".

Có cần phải viết giống hệt như trong Luật?

Mình đã cố gắng viết giống hệt như trong Luật nhưng vẫn sai 1 vài chữ. Mình tự chấm và chỉ cho mình 70 điểm nhưng khi có kết quả lại được 95.

Đối với câu về Luật quản lý thuế: " Các hành vi vi phạm thủ tục thuế?". Mình thiếu sót một vài chữ như sau:

"c) Nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian từ ngày hết hạn phải nộp tờ khai hải quan đến trước ngày xử lý hàng hóa không có người nhận theo quy định của Luật hải quan đối với trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 32 của Luật này;" 

- Mình viết thiếu "khoản 4"

"đ) Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;"

- Mình viết thiếu hẳn cụm từ "liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;"

Và còn rất nhiều cái thiếu "vụn vặt" như thế nữa. Thế nhưng bài thi không quá khắt khe.

Vậy kết luận rút ra ở đây là gì? 

Các bạn hãy cố gắng học thuộc và viết Y NHƯ TRONG LUẬT. Sai sót một vài từ cũng không sao.

Viết thừa có sao không?

Đối với câu hỏi "Nêu các nhóm chịu thuế GTGT", mình đã viết theo kiểu phân thành các nhóm như: Nhóm hàng hóa nông nghiệp; Nhóm hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân..v..v. Trong mỗi nhóm, mình nêu một vài khoản trong Luật. Viết "thừa mứa" như vậy mà vẫn 95 điểm ngon lành.

Vậy kết luận rút ra ở đây là gì? 

CỨ VIẾT THỪA, chẳng sao cả. Nhưng mà phải viết đúng Luật nha. Không thuộc rồi viết theo ý hiểu là không được.

Như thế nào là "đủ ý"?

Bài thi của mình vỏn vẹn 1 tờ giấy, không hơn, không kém. Đề hỏi gì mình trả lời đấy, không viết lan man. 

Ví dụ: Đối với câu "Các hành vi vi phạm thủ tục thuế?", mình chỉ nêu 6 ý tại khoản 1, không hề nêu khoản 2, khoản 3 Điều 105 làm gì cả.

Đối với câu "Nêu 3 nhóm GTGT không chịu thuế…", mình chỉ nêu 3 ý trong Luật. Nguyên văn như này: "Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành, 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:"

Đối với câu cá nhân cư trú, không cư trú cũng vậy. 

Một số bạn nêu quan điểm phải viết mở bài, thân bài, kết luận. Mình xin phép bác bỏ quan điểm này. Đối với Kiến thức chung, bạn nên làm như vậy, còn đối với Chuyên ngành, hãy làm ngắn gọn, đủ ý nhất có thể!

Bản thân mình đánh giá đề thi đợt 2019 phía Nam vừa rồi phân bổ khá đều ở các sắc thuế và khá dễ. Tuy nhiên, chỉ tiêu có hạn và lấy từ cao xuống thấp, nên việc cạnh tranh khốc liệt phần lớn nằm ở các câu hỏi mở (có 2 câu) và không cho phép bạn mắc sai lầm ở các câu hỏi kiếm điểm (bài tập & câu hỏi lý thuyết về luật).

2. Môn Kiến thức chung (trắc nghiệm)

Nói thật mình trải qua các kỳ thi 2012, 2014, 2016 môn này cực kỳ khó chịu. Thống kê có khoảng 45% thí sinh phải dừng cuộc chơi do không đạt được mức tổi thiểu 50/100. Tuy nhiên, theo luật mới thì từ nay Kiến thức chung sẽ áp dụng hình thức trắc nghiệm. Vì thế, có lẽ môn Kiến thức chung là sự thay đổi mới nhất trong kỳ thi lần này do TCT tổ chức. Không chỉ thay đổi trong hình thức thi mà nội dung ra đề thi cũng có phần thay đổi

Các bạn chú trọng nhất là Luật:

- Cán bộ công chức; 

- Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức ngành Thuế, các phòng, đội Thuế;

- Hiến pháp (Từ Hiến pháp có thể suy luận loại trừ để chọn các câu về tổ chức bộ máy và phân cấp Chính phủ, Chính quyền các cấp);

- Luật quản lý thuế.

Tuy nhiên, năm 2020 lưu ý đối với các văn bản sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2020 như Luật cán bộ công chức, Luật tổ chức Chỉnh phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương, Luật quản lý thuế mới sẽ có hiệu lực từ 1/7/2020.

Các bạn nên học đủ rộng và dàn trải kiến thức trong khuôn khổ nội dụng TCT thông báo. Vì có thể trong đợt vừa rồi đề thi được chọn ngẫu nhiên trong Ngân hàng đề thi, nội dung có thể không bao quát hết những kiến thức yêu cầu trong thông báo. Nhưng trong các đợt tổ chức thì sắp tới sẽ ra những phần đó thì các bạn vẫn đủ kiến thức để chọn đáp án đúng








3. Môn Tiếng Anh:

Hình thức thi môn tiếng anh là trắc nghiệm. Tuy thuộc vào quy mô và điều kiện của đợt tuyển dụng sẽ Hội Đồng Tuyển Dụng sẽ tổ chức thi trên máy hoặc trên giấy.

Cấu trúc đề thi tiếng anh công chức thuế hiện nay gồm 30 câu trắc nghiệm, gồm:

+ 10 câu dạng ngữ pháp, từ vựng
+ 20 câu đọc hiểu đoạn văn bản (đợt thi vừa rồi chia làm 2 bài đọc hiểu, mỗi bài 10 câu trắc nghiệm => trong đó có 1 bài đọc hiểu liên quan đến lĩnh vực thuế)

Nếu các bạn cảm thấy khả năng đạt được 50/100 điểm (tương đương 15/30 câu đúng) thì không cần quá tập trung vào môn này mà dành nhiều thời gian hơn cho môn chuyên ngành

Còn đối với các bạn chưa thực sự tự tin hoặc có thể do bỏ Anh văn lâu. Có thể học dần lại ngữ pháp kết hợp giải đề đều đặn (2 ngày làm 1 đề => 1 ngày làm đề & 1 ngày dò đáp án)

Các bạn chuẩn bị cho mình 1 cuốn vở để ghi chú lại những Ngữ Pháp và nghĩa từ vựng (các bạn nên kết hợp học họ từ như tính từ, động từ, danh từ của từ đó là gì???) mục đích là giúp bạn nhớ lâu hơn, tìm nhanh hơn khi bạn quên và giúp bạn tổng hợp lại kiến thức nhanh chóng vào những ngày gần thi.

Trong Blog của mình có tổng hợp tài liệu ngữ pháp và những đề thi Anh Văn B hầu hết đều có đáp án, các bạn chịu khó tìm lại để luyện tập nhé. Đợt thi rồi mình chỉ ôn theo tài liệu ngữ pháp này kết hợp giải đề và học từ vừng kết quả cũng đúng 25/30 câu.

Bonus: Khi mới ôn thi thì không biết bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên nếu có tài liệu và chia nhỏ và học đều đặn mỗi ngày thì cũng không khó. Mỗi ngày bạn cần tập trung 5-6 tiếng là kiến thức đủ để thi rồi, không cần cày nhiều quá, phải học một cách khoa học và trọng tâm, không lan man, phải ngủ đủ giấc, ăn uống đủ dinh dưỡng. Có nhiều bạn ôn thi ở các trung tâm khá hiệu quả, các bạn có thể đi học nếu có điều kiện. Hoặc có thể học online theo nhóm, bám theo những người đi trước đã có kinh nghiệm và đã thi đỗ, tham gia các nhóm ôn thi trên fb để trao đổi thảo luận

Chúc các bạn thành công !!




Lan Khuê

Blog đã hoạt động được 9 năm với phương châm muốn chia sẻ tới bạn đọc kinh nghiệm, tài liệu ôn thi tuyển dụng công chức, viên chức, tài chính, ngân hàng.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn