Một số câu hỏi trong đề thi vào Vietinbank 26-27/10/2013

Mỗi thí sinh khi đăng kí dự tuyển sẽ được cung cấp một tên đăng nhập (username) và mật khẩu (password) để đăng nhập vào hệ thống thi trực tuyến của VietinBank. Thời gian bắt đầu làm bài và kết thúc được mặc định trên chương trình nên đảm bảo thời gian chính xác và thống nhất cho tất cả các thí sinh


Kết cấu bài thi Online vào Vietinbank ngày 26 và 27-10-2013
* Xem thêm: Tổng hợp đề thi IQ Vietinbank 2012
* Tài liệu ôn thi môn Tiếng Anh vào Vietinbank
* Đề thi nghiệp vụ đấu thầu vào Vietinbank

A- TÍN DỤNG

+ Nghiệp vụ: 40 câu/45 phút.

Nội dung câu hỏi chủ yếu vào:
  • Nghiệp vụ thi nhiều về bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch đảm bảo, một số câu liên quan hạn mức tín dụng, thời hạn trả nợ. Hiểu biết về nguyên lý kế toán (hệ thống nhóm tài khoản kế toán, tính chất của các nhóm)
  • Nội dung, ưu nhược điểm và nội dung cần lưu ý khi phân tích : BCĐKT, KQHDKD, LCTT
  • Mối quan hệ giữa bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính cơ bản
  • Các nội dung phân tích báo cáo tài chính cơ bản
  • Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
  • Thẩm định tài chính dự án, tính NPV, IRR, thời gian hoàn vốn (DP).
Như hôm nay mình thi ca 4 ở 133 Kim Mã thì nghiệp vụ có 36 câu: trắc nghiệm 30 câu và 6 câu tự luận. Mình đã dự thi 2 lần vietin gần nhất rồi. Thì nhận thấy nghiệp vụ các bạn cố gắng ngoài đọc kỹ về tín dụng ngân hàng, tài chính doanh nghiệp (theo giáo trình học viện ngân hàng hà nội thì đó là bộ môn tài chính doanh nghiệp 1 và tài chính doanh nghiệp 2 (môn chuyên ngành khoa tài chính), bên cạnh đó các bạn nên cập nhật một số thông tư về cách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tài sản bảo đảm…đó là lý do vì sao khi thi thì một số bạn nói TẠI SAO nghiệp vụ mà toàn kiến thức thức thực tế như thế (P/s: Mặc dù mình chưa làm NH 1 ngày nào nhưng mà mình đảm bảo các bạn là nếu các bạn đọc kỹ các thông tư, nghị định thì các bạn cũng ok đến 80% rồi chứ k nhất thiết là đặt dấu hỏi là nó THỰC TẾ như thế thì mình làm sao mà làm dc)

+ Về tiếng anh: Có 20 câu làm trong 30 phút (đợt thi 26.10.2013). Tiếng anh là tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng, bạn nào học càng nhiều từ mới thì càng tốt.

Mô típ của đề tiếng anh của viettin lần này vẫn là có 1 đoạn văn tầm 15 – 20 câu gì đó chọn thông tin chính xác, sau đó là những câu trắc nghiệm về cấu trúc, từ vựng. Hôm nay thì có thêm 1 loại nữa là dịch từ tiếng anh sang tiếng việt và ngược lại

MỘT SỐ CÂU NGHIỆP VỤ

1/ Một tài sản đc xem là phổ biến trên thị trường khi:
a. có 2 ts tương tự mua bán trên thị trường
b. có 3 ts tương tự mua bán trên thị trường
c. có 5 ts tương tự mua bán trên thị trường

-> thường là có ít nhất 3 tài sản tương tự mua bán trên thị trường để làm phương án so sánh để định giá giá trị tài sản đảm bảo. Nếu như khách hàng muốn vay vốn ngân hàng mà tài sản đảm bảo của họ theo bảng khung giá của ngân hàng không đủ đảm bảo nhưng giá trị thực tế trên thị trường lại chênh lệch quá lớn ta sẽ dùng phương pháp so sánh đó nên mình nghĩ là đáp án b

2/ Ngân hàng cần dựa vào loại báo cáo tài chính nào trong các báo cáo sau của Doanh nghiệp để ra quyết định cấp tín dụng:
a. Báo cáo tài chính do Doanh nghiệp cung cấp
b. Báo cáo tài chính do Doanh nghiệp cung cấp, có sự điều chỉnh cho hợp lý của Ngân hàng
c. Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập
d. Không nhớ.

-> chọn c, Ngân hàng sắp xếp theo thứ tự các báo cáo có độ tin cậy giảm dần như sau:
Báo cáo đã được kiểm toán độc lập
Báo cáo thuế (sử dụng một số chỉ tiêu trên Báo cáo thuế để so sánh vs báo cáo do DN lập tìm ra điểm nghi vấn)
Báo cáo có sự điều chỉnh
Báo cáo do DN cung cấp

3/ Hợp đồng tín dụng ký với khách hàng có thời hạn là 24 tháng, thời hạn giải ngân là 6 tháng, vậy thời hạn giải ngân ở đây là thời gian như thế nào?

-> Thời hạn giải ngân là khoảng thời gian kể từ khi Hợp đồng tín dụng có hiệu lực cho đến thời điểm cuối cùng để giải ngân. Quá thời điểm này ko đc rút vốn nữa. Không thấy đề bài nêu là HĐ hạn mức hay từng lần. Vì thông thường HĐ từng lần cho thời hạn giải ngân là trong vòng x tháng kể từ ngày hđtd có hiệu lực. Đối với hợp đồng hạn mức, thời hạn rút vốn là ngày cuối cùng mà HĐTD hạn mức có hiệu lực.

4/ Công thức trích dự phòng rủi ro R = max {0, (A-C)}* r. Giá trị của C là gì?

-> Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Công thức tính số tiền dự phòng như sau:
R = max {0, (A-C)} x r
trong đó,
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó. Các bạn có thể xem thêm bài viết Này để hiểu rõ hơn

5/ Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là gì?
a. Tài sản đảm bảo
b. Tài trợ vốn
c. Khác

-> Theo mình nghĩ chức năng quan trọng nhất của BL là tài trợ vốn. Thông qua bảo lãnh, khách hàng ngư­ời đư­ợc bảo lãnh không phải xuất quỹ, đư­ợc vay nợ hoặc đ­ược kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ.

Ví dụ: Một nhà thầu đư­ợc bảo lãnh thay vì mang tiền đặt cọc thì chỉ cần có bảo lãnh của ngân hàng. Vì vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nh­ưng với việc phát hành bảo lãnh, Ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ đư­ợc hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như­ khi đư­ợc cho vay thực sự.

Với ý nghĩa này, bảo lãnh đựơc coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp


6/ Công ty A ký hợp đồng thế chấp tài sản Đảm bảo với NH X vào ngày 1/1/N, có giá trị vào ngày 10/1/N, sau đó ký tiếp hợp đồng thế chấp cũng tài sản này với NH Y vào ngày 05/1/N và có hiệu lực cùng ngày. Vậy khi công ty A mất khả năng chi trả, thì TSĐB sẽ được xử lý:
a. NH X được ưu tiên trước vì ký HĐ trước
b. NH Y được ưu tiên trước vì có thời hạn hiệu lực trước
c. NH X được ưu tiên trước vì NH giải ngân cho công ty A trước.
d. Tất cả đều sai.
-> chọn a. Do không nói đến việc đăng ký giao dịch đảm bảo. Tuy nhiên khi ký công chứng, nghĩa là công chứng viên có xác nhận tại thời điểm công chứng các bên đủ mọi hành vi và đồng thuận về việc ký kết trên.
Do đó khi ký với NH X, mặc dù hiệu lực là 10. Nếu theo đúng thủ tục, KH cần phải xóa thế chấp tại NH X và công chứng lại. Do đó HĐTD ký với ngân hàng Y là không hợp lệ (trường hợp này hay xảy ra tại công chứng tư, khi chưa có mạng nội bộ về thông tin công chứng chung)


7/ KH có nhu cầu vay vốn Ngân hàng thời hạn 1 năm. TSĐB là đất Nông nghiệp được nhà nước cho thuê, tiền thuê được trả từ ngân sách nhà nước thì có được nhận làm TSĐB không? :
a. từ chối
b. vẫn chấp nhận
c. xem thời hạn thuê còn lại có còn đủ 1 năm không?

8/ Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là rủi ro do cơ cấu chi phí? Giải thích?
a. Định phí giảm, biến phí tăng
b. Định phí tăng, biến phí giảm
c. …
d. …

9/ Một Doanh nghiệp có các số liệu như sau trong năm 2013: tiền: 500tr, khấu hao 50tr, các khoản phải thu giảm 15tr, các khoản phải trả tăng 10tr, tài sản cố định ròng tăng 20tr. Vậy lưu chuyển tiền thuần của Doanh nghiệp này là bao nhiêu? (đại khái là thế, không nhớ rõ những chỗ tăng/giảm, và nhớ là có 4 đáp án: 545, 525, 535, 500 thì phải)

10/ 2 dự án có NPV bằng nhau, tuy nhiên dự án A thu hồi trong 6 năm, dự án B thu hồi trong năm 5, vậy dự án nào có rủi ro cao hơn:
a. Dự án A
b. Dự án B
c. Chưa đủ cơ sở kết luận
–> Chọn Đáp án C
Theo mình là chưa có cơ sở để xác định. Vì NPV bằng nhau nhưng lãi suất chiết khấu và dòng tiền của 2 dự án này như thế nào thì lại không biết nên không thể khẳng định được

11/ Anh A là con của giám đốc CN mà bạn đang làm việc, khi anh A vay vốn, bạn là nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ thì bạn sẽ xử lý:
a. Vẫn thẩm định như 1 KH bình thường
b. Vì nể giám đốc nên thẩm định dễ dàng hơn
c. Vì nghĩ là giám đốc có uy tín cao nên không cần thẩm định.
d. Tất cả đều sai
–> chọn A, vì theo quy định về cho vay với TCTD về các đối tượng không được phép vay vốn thì nếu là con trai của tổng giám đốc ngân hàng thì không được vay nhưng nếu là con của giám đốc chi nhánh thì có được vay hay ko sẽ do ngân hàng này xem xét quyết định.(có điều quy định này mình đọc lâu rồi không cập nhật không biết đã thay đổi gì chưa)

12/ Hệ số tự tài trợ của 2 khách hàng bằng nhau, có thể kết luận năng lực về tự chủ tài chính của 2 KH này là như nhau? Đúng hay sai?
–> Sai. Vì Hệ số tự tài trợ chỉ phản ánh 1 phân số nên ko thể cho thấy quy mô vốn của 2 công ty này. Nếu quy mô 2 cty này là như nhau thì mới có thể so sánh được!

13/ Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán ?
a. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết
b. Doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Cty đã niêm yết, Tập đoàn lớn
–> Chọn Đáp án b

14/ Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn càng lớn thì Khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp càng lớn là:
a. Đúng
b. Sai
–> Đáp án: (b) Sai
Vì: thông thường khi quan tâm đến cơ cấu tài chính người ta mới quan tâm đến nợ dài hạn. Còn đã nói đến khả năng thanh toán thì chủ yếu là khả năng thanh toán nợ đến hạn thôi (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả). Ở đây mình giải thích theo hướng tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn đo lường khả năng chi trả nợ ngắn hạn của tất cả tài sản ngắn hạn bao gồm cả hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy, trong trường hợp hàng tồn kho bị ứ đọng hay các khoản phải thu không thu hồi được thì tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn cao nhưng khả năng chi trả của doanh nghiệp vẫn không tốt, Để đánh giá khả năng thanh toán 1 cách khắt khe hơn thì nên dùng tỷ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán ngay.

15/ Giam đốc cty A dùng TS của mình thế chấp cho Cty A vay tại NH, thì:
a. Đây là thế chấp bằng tài sản của bên thứ 3 (CHỌN CÂU NÀY)
b. Bảo đảm bằng chinh TS của bên vay


6 câu lý thuyết bao gồm:
+ Bảo lãnh chức năng chính là đảm bảo an toàn? tài trợ vốn? hay cái đáp án khác? giải thích?
+ Khi 2 doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ bằng nhau thì doanh nghiệp đó có khả năng tự chủ vốn như nhau? đúng hay sai? giải thích?
+ Có 1 KH có đủ tất cả các điều kiện: làm ăn tốt, uy tín cao, hiệu quả kd cao… khi tới vay thì CBTD không thẩm định nhiều mà cho vay luôn. Hỏi CBTD đã làm đúng hay sai? giải thích?Tiếng anh
- 20 câu, 1 đoạn văn 5 câu hỏi, 2 câu dịch a-v, 2 câu dịch v-a
- nhớ 1 vài câu dịch như sau:
+ a-v: nghĩa đại khái là: ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay các khoản vay câu kia k nhớ, hơi dài, nói về nền kinh tế và sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát
+ v-a: thu nhập thực tế giảm và ít việc làm dẫn tới thất nghiệp gia tăng hình như thế. câu sau cũng hơi dài. k nhớ tí j vì k làm được

B- GIAO DỊCH VIÊN

Nội dung câu hỏi thi:
  • Séc là: chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ or cả 2…?
  • TK 3614 tham ô, thiếu mất tiền…là : phải trả KH, phải trả nội bộ, phải thu KH, phải thu nội bộ?
  • Khi phát hiện thiếu mất tiền, tài sản thì GDV phải bù đắp vào phần thiếu hụt ngay lập tức: đúng or sai (câu này t ko nhớ rõ lắm, đại thể là thế?)
  • Các khoản lãi dự thu của nợ các nhóm nào thì đc ghi nhận: …?
  • Hoàn nhập dự phòng tác động như thế nào: chi phí tăng, chi phí giảm..?
MỘT SỐ CÂU HỎI

1/ Tài khoản Dự phòng rủi ro tín dụng là:
a) TS nợ
b) TS có
c) vừa nợ vừa có

2/ Chế độ kế toán của ngân hàng là do ai quy định:
a) NHNN
b) BỘ tài chính
c) cả 2

3/ Tính tỉ giá giao ngay mà nó cho Tỉ giá USD/VNĐ= 19,004/ 20,212/ 21,223

4/ NH cam kết bảo lãnh cho KH 500 tr, nhưng khách hàng ký quỹ 100tr, thì hạch toán ngoại bảng TK bảo đảm của ngân hàng là:
a) 500tr
b)400tr
c)100tr

5/ Nguyên tắc ưu tiên trong lưu chuyển chứng từ:
a) ghi nợ trước có sau
b) hạch toán trước- chi tiền sau
c) chi tiền trước- hạch toán sau

6/ KH ghi chứng từ: 1.000.000 đ? Đúng hay sai?
a) Đúng
b) Sai
c) Tùy ngân hàng

7/ TK dự phòng rủi ro với những khoản cam kết ngoại bảng là:
a) TS nợ
b)TS có
c) không ghi nhận vào TK nội bảng

8/ Ngân hàng mua máy in giá trị 11 triệu, dùng cho bộ phận ngân quỹ, có thể được hạch toán vào đâu?
a. tscđ trích khấu hao
b. chi phí kinh doanh.
c. cả hai đáp án trên.
d.....

9/ Loại giấy tờ có giá nào sau đây ko phải công cụ chuyển nhượng:
a. Sổ tiết kiệm
b. hối phiếu nhận nợ
c. hối phiếu đòi nợ
c. Sec

10/ NH phải mua bảo hiểm tiền gửi cho loại tài khoản nào?
a. Tiền gửi USD
b. Tiền gửi VND
c. Tiền gửi thanh toán...

11/ Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thực tế phải là 113tr, nhưng NH mới chỉ trích lập 100tr, hỏi phải định khoản ntn

12/ KH đem tiền mặt trả lãi vay, bảng CĐKT thay đổi như nào?

13/ người đứng ra đại diện mở số tiết kiệm cho người chưa đến tuổi vị thành niên thì có được chuyển quyên đó cho người khác ko?

Chúc các bạn ôn thi tốt !!

2 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn